Re: Nga Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

Vì xàm ba láp như thế nên đế quốc Nga mới thua Nhật năm 1904-1905. Sau này khi Nga có các tướng soái tài ba như Zhukov và Vasilyevsky dẫn dắt, Nhật lần nào tái chiến cũng bị Nga thọi cho xịt máu mũi và gãy toàn bộ hàm răng.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:05, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)

  • Uhm, do nền tảng của đế quốc Nhật là liên minh giữa quý tộc võ sĩ với tư sản nên tàn dư của tầng lớp quý tộc cũ vẫn còn tồn tại và chi phối nhiều mặt, làm cho thành tựu hiện đại hóa của công cuộc duy tân bị hạn chế. Năm 1904-1905 lục quân Nhật hao tổn nhiều chính là do tinh thần võ sĩ đạo cuồng tín mà Khov nói, nó kích động bộ binh Nhật nhắm mắt nhắm mũi lao vào phòng tuyến địch mà ko có phối hợp với pháo binh. Báo cáo của Lữ đoàn Nambu trong trận Phụng Thiên cho biết 90% tổn thất của họ là do pháo binh Nga gây ra.
  • Nhưng cũng ko thể quy hết trách nhiệm cho giới quân sự Nhật đầu thế kỷ 20, vì tình hình chung ở châu Âu khi ấy cũng ko khá hơn là bao. Những khái niệm về tinh thần thượng võ khùng điên đã dẫn đến việc quân Pháp bị thảm sát hàng loạt trong các cuộc tấn công của họ tại biên giới Bắc Pháp, Marne, Champagne, Artois... trong CTTG1, và quân Đức cũng gặp điều tương tự trong các trận như Liège, Ypres, Verdun...
  • Nhưng vấn đề là sao giới quân phiệt Nhật ko rút kinh nghiệm từ thương vong ghê gớm của các quân đội châu Âu trong CTTG1 để cải thiện tư duy quân sự của mình nhỉ? Trong khi Đức và Nga đã rút ra đc rất nhiều kinh nghiệm từ cuộc đổ máu trc để xây dựng các học thuyết quân sự đầy tính đột phá thì... ko hiểu người Nhật nghĩ sao về sự liên hệ giữa thời đại với "truyền thống hào hùng" của họ nhỉ? Họ đã ko thay đổi thì thôi mà còn phát triển lối đánh cuồng điên bandai gì đó nữa kia. Tất nhiên việc duy tân quân sự ở nc nào cũng có phe bảo thủ đối kháng chứ (ví dụ như ở Đức nửa cuối thế kỷ 19, học thuyết chú trọng đánh ngang hông cũng vấp phải sự phản đối của 1 số tướng lĩnh ưu tiên tấn công trực diện, ngoài ra nhiều tướng lĩnh cũng xem rất nhẹ vai trò của pháo binh và điều này khiến quân Đức bị tổn thất lớn trong nhiều trận đánh tháng 8/1914), nhưng có lẽ phe bảo thủ ở Nhật là mạnh nhất và lì lợm nhất, mặc dù bằng chứng về sự lạc hậu của các chiến thuật của họ đã rành rành rồi. --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:18, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf